Vitamin A


Vitamin A
+Tên gọi khác: retinol, axerophthol, alpha-carotene , beta-carotene , gamma-carotene , beta- cryptoxanthin.
+Năm khám phá: 1913.
+Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng:
-Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể.
-Tiền vitamin A: được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng.
+Chức năng: Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người:
-Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
-Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như trứng cá.
-Sự sinh trưởng: quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương.
-Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
-Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
-Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
+Nhu cầu dùng
-Lượng khuyến cáo: 900 mg/ngày.
-Lượng tối đa: 3.000 mg/ngày.
-Triệu chứng thiếu: Mờ mắt, sừng da và bệnh Keratomalacia. Thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm phát triển, dễ mắc bệnh, dễ bị khô mắt, mù lòa. Thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn.
-Triệu chứng thừa: Bệnh thừa vitamin A (Hypervitaminosis A). ThừaVitamin A sẽ xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, xung huyết ở da và các niêm mạc, giảm prothrombin, chảy máu và thiếu máu.
+Nguồn giàu Vitamin A: Dầu gan cá, thịt, gan, trứng, b-caroten (tiền vitaminA) có nhiều trong rau quả quả chín màu vàng như cà rốt, gấc, đu đủ chín, cam, bí ngô, bí, rau bina, các loại rau lá.
                                                                                                          Kỹ sư Hồ Đình Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét