NẤM RƠM
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày: 21/4/2014
-Tên gọi khác:
-Tên tiếng Anh: straw mushroom, paddy straw
mushroom.
-Tên khoa học: Volvariella volvacea (Bulliard ex Fries) Singer.
-Tên đồng nghĩa: Volvaria volvacea, Agaricus
volvaceus, Amanita virgata, Vaginata virgata.
Nấm rơm
1-Phân loại khoa học
Giới (regnum):
|
Nấm (Fungi).
|
Ngành (divisio):
|
Nấm đảm (Basidiomycota)
|
Lớp (class):
|
Nấm tán (Agaricomycetes).
|
Bộ (ordo):
|
Nấm tán (Agaricales).
|
Họ (familia):
|
Nấm lớn (Pluteaceae).
|
Chi (genus):
|
Nấm
rơm (Volvariella).
|
Loài (species):
|
Volvariella volvacea
|
2- Phân bố
Nấm rơm (Volvariella
volvacea) có nguồn gốc ở Đông và Đông Nam Á. Phân bố ở vùng
nhiệt đới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc.
3- Mô tả
Nấm rơm hay nấm mũ rơm là
một loài nấm trong họ nấm lớn sinh
trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có
đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích
thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
Về cấu tạo một quả thể của nấm rơm gồm có:
-Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm.
Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm,
bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt
tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng
càng nhiều thì bao gốc càng đen.
-Cuốn nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi
còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.
-Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần
từ trung tâm ra rìa mép.
Quá trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai
đoạn: (1)-Đầu đinh ghim (nụ nấm), (2)-Hình nút nhỏ, (3)-Hình nút,
(4)-Hình trứng, (5)-Hình
chuông (kéo dài), 6)-Trưởng thành (nở xòe).
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất
nhanh chóng (10-12 ngày). Những ngày đầu nấm nhỏ như hạt tấm có màu trắng
(giai đoạn đinh ghim), 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô,
quả táo,
quả trứng (giai
đoạn hình trứng), lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống như
một chiếc ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh.
Ở các quốc gia vùng nhiệt đới rất thích hợp về nhiệt độ để nấm rơm
sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển từ 30-32oC; độ
ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65-70%; độ ẩm không khí 80%; pH = 7, thoáng khí. Nấm
rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose
trực tiếp từ nguyên liệu trồng.
4-Thành phần hóa học
Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng, trong 100g
nấm rơm tươi chứa: 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo,
3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2%
Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, E, PP.. Ngoài ra, nấm rơm còn chứa 7
loại a-xít amin mà cơ thể không tổng hợp được. Cứ
100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie.
Trong 100 gam nấm rơm khô chứa: Chất đạm tới 21 -37g , đặc biệt thành
phần đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không
tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương, chất béo 2,1 - 4,6g, chất ột
đường 9,9g, chất xơ 21 gam, các nguyên tố vi lượng là Ca, Fe, P. Nhiều vitamin như vitamin A,
B1, B2, PP, D, E, C, riêng vitamin C chiếm đến 160mg/100gr.
5-Công dụng
Do quả thể nấm rơm mềm, xốp, chứa nhiều a xít amin
và vitamin nên nấm rơm có nhiều giá trị trong dinh dưỡng và dược liệu, là loại
quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực
phẩm, nấm rơm còn là món ăn trị nhiều bệnh.
Là loại giàu dinh dưỡng như vậy, nấm
rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như xào với thịt lợn, thịt
bò, nấu canh, nấu lẩu, kho với thịt lợn, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với
lươn…
a- Nấm rơm được dùng như loài rau thực phẩm
1-Nấm rơm dùng nấu cháo: Cháo nấm rơm có tác dụng giải cảm và bổ dưỡng.
2-Nấm rơm dùng để nấu canh: Nấm rơm dùng để nấu canh chung với các loại rau khác làm tăng hương vị và
bổ dưỡng.
3-Nấm rơm xào, nấu:
Nấm rơm xào, nấu chung với nhiều thực phẩm khác làm tăng khẩu vị và chất lượng.
4-Nấm rơm dùng để nấu lẩu: Nấm rơm được xem như một loại thực phẩm cao cấp đượng dùng để nấu các món
lẩu ngọt.
b-Nấm rơm được dùng làm thuốc
-Theo Đông y cho rằng nấm rơm có vị
ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề
kháng, có khả năng kháng ung thư và làm hạ cholesterol máu. Nên trong những
ngày hè oi bức thật sự là những món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng cho sức khỏe nhờ
giàu dinh dưỡng và giàu dược tính. Chính vậy nấm rơm được sử dụng trị liệu hiệu
quả nhiều chứng bệnh.
-Theo Tây y nấm rơm có thể chế thành
thực phẩm chức năng, đặc biệt y học đã biết sử dụng nấm rơm trong các món ăn
thuốc để hỗ trợ chữa nhiều bệnh chứng như các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa:
béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp...
Người ta còn tán nấm thành bột làm viên chữa chứng thiếu máu.
6-Các bài thuốc từ nấm rơm
1-Chữa di hoạt tinh, sinh lý
yếu: Nấm rơm xào cùng
tôm càng, rau dền ăn ngày 1 lần vào bữa ăn thường. Trong 5 - 7 ngày là một liệu
trình (Theo Báo SK&ĐS).
2-Có tác dụng kích dục, cường
dương: Nấm rơm xào với
thịt chim sẻ, thịt ếch, ăn ngày 1 lần (Theo Báo SK&ĐS).
3-Bồi bổ, tăng sức khỏe: Canh nấm rơm (200g) nấu với đại táo (5
- 7 quả), ăn ngày 1 lần. Ăn 5 - 7 ngày liền (Theo Báo SK&ĐS).
4-Phòng chống ung thư, bổ tỳ
vị: Nấm rơm nấu với đậu
phụ ăn ngày một lần, thường xuyên ăn càng tốt (Theo Báo
SK&ĐS).
5-Bổ gan thận, ích khí, tăng
sức: Nấm rơm xào với
trứng bồ câu hay trứng chim cút. Ngày ăn 1 lần (Theo Báo
SK&ĐS).
6-Tăng cường sức khỏe, bổ gan thận,
ích khí huyết: Nấm rơm xào cùng với
trứng chim cút hoặc trứng chim bồ câu, ăn hết. Ăn liền 5 – 7 ngày (Theo BS
Hoàng Xuân Đại).
7-Chữa gan
nhiễm mỡ: 100g nấm rơm tươi xào với 5 quả trứng
cút, dùng vào bữa ăn tối. Mỗi liệu trình trong 15 ngày (Theo Sức khỏe và đời sống).
8-Chữa cơ thể
suy nhược, suy giảm trí nhớ: Nấm rơm tươi 150g, trứng chim bồ câu
hoặc trứng chim cút (bỏ vỏ) 20 quả, các gia vị: bột canh, hành, gừng, dầu ăn,
mì chính vừa đủ. Các thứ trên có thể làm thành món xào hoặc làm canh dùng
để ăn. Hàng tuần nên ăn 2 lần. Thực hiện trong 3 tháng (Theo Sức khỏe và đời sống).
9-Hỗ trợ chữa ung thư: Nấm rơm tươi 100g, đậu phụ 50g, nấu thành
canh ăn trong các bữa cơm. Nên dùng thường xuyên trong các đợt xạ trị hóa chất
(Theo Sức khỏe và đời sống).
10-Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng: Nấm rơm tươi 60g, nấm đầu khỉ 60g, rửa sạch, thái
ra xào chung để ăn. Dùng trong 7-10 ngày (Theo Sức khỏe và đời sống).
11-Chữa xuất tinh sớm:
Nấm rơm 100g, tôm nõn 50g, rau dền 30g, các gia vị: mì chính, dầu ăn, hành, bột
canh... vừa đủ. Các nguyên liệu trên nấu thành canh hoặc xào dùng trong các bữa
ăn. Mỗi tháng nên thực hiện trong 10-15 ngày (Theo Sức khỏe và đời sống).
Xem Video: Kỹ thuật trồng nấm rơm từ rơm rạ
Xem Video: Trồng nấm rơm và dùng rơm trồng nấm để làm phân hữu cơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét